Bệnh Thủy Đậu & Cách điều trị ít để lại SẸO nhất

Bệnh Thủy Đậu & Cách điều trị ít để lại SẸO nhất

1.Bệnh Thủy đậu (trái rạ) là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh do virus mụn rộp varicella-zoster gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.

Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Bệnh Thủy Đậu & Cách điều trị ít để lại SẸO nhất
Bệnh Thủy Đậu & Cách điều trị ít để lại SẸO nhất

2.Dấu hiệu triệu chứng của bệnh thủy đậu (trái rạ):

Các triệu chứng xuất hiện từ 7-21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm : sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.Những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2-3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu (trái rạ)

Có thể chỉ có vài nốt hoặc cũng có thể lên đến 500 nốt rộp. Bệnh có khả năng lây lan cao nhất trong 1-2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những chỗ loét.

3.Kê đơn điều trị bệnh thủy đậu:

– Bôi sát khuẩn (Xanh methylen, curcumin…).

– Kháng virus: Acylclovir

– Kháng Histamin: Fexofenadin, Loratadin, Desloratadin, Rupatadin…

– Tăng đề kháng: thymodulin, vitamin c, cốm methi….

– Hạ sốt (Nếu có): thuốc không chứa aspirin như paracetamol…

– Kháng sinh, chống viêm (Nếu sưng viêm, bội nhiễm)

4. Đồ không nên và nên ăn khi bị bệnh thủy đậu

? THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN

• tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn nóng
và có tính bổ dưỡng quá.

• Các loại gia vị cay nóng như: gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt…

• Các loại thịt như: thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản (tôm, cua, sò, ốc…).

• Một số loại trái cây, rau củ như: trái vải, long nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào, rau muống…

• Các chất nhiều béo như hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, các thức ăn chiên xào, mỡ động vật…

• Kỵ nhất là nhục quế, do nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

✅   THỰC PHẨM NÊN ĂN khi bị thủy đậu

1. Nên dùng thức ăn lỏng hoặc nửa lỏng, dễ tiêu hóa, như cháo đậu xanh, cháo củ năng-ý dĩ, cháo gạo lứt, chuối, đậu đỏ, đậu xanh, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau bồ ngót, rau sam, rau má…

2. Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C, bù nước và điện giải cho cơ thể như nước dừa, oresol.

3. Ngoài ra các bố mẹ có thể cho cháu uống thêm cốm Thảo Mộc Methi để tăng đề kháng cho bé.

Cốm tăng cân Thảo Mộc Methi ( 15 gói) Giúp bé ăn ngủ ngon, ít ốm vặt

5.Lưu ý khi bị bệnh thủy đậu

⚠️ Nghỉ ngơi nhưng cho phép vận động nhẹ.

⚠️ Kiêng tiếp xúc với người khác tránh virus gây bệnh lây lan.

⚠️ Không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu. Thủy đậu có dạng mụn nước, khi vỡ các nốt thủy đậu có thể lây lan nhiều hơn.

⚠️ Không tiếp xúc với gió, nước. Khi bị thủy đậu, hệ miễn dịch lúc này đang yếu. Nếu bạn tiếp xúc với gió, nước, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể.

⚠️ Cắt móng tay ngắn để tránh làm trầy xước. Hạn chế dùng xà phòng chà xát lên vết mụn, lau người bằng nước ấm nhẹ.

⚠️ Sẹo gặp phải khi kiêng cữ và ăn uống đúng cách. Hãy nghĩ đến việc dùng thuốc trị sẹo khi nốt thủy đậu đã bong vảy. Chúng ta nắm rõ được cách điều trị, tuân thủ tốt thì sẽ hạn chế sẹo ở mức tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua Sữa Trúng Thưởng